KINH NGHIỆM XÂY NHÀ – TÌM HIỂU VỀ BẢN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ Ở

Trước khi xây dựng nhà, việc trước tiên gia chủ cần làm đó là có một bản thiết kế. Vậy một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở đầy đủ gồm những gì? Hôm nay, Nice Design chia sẻ đến quý khách Kinh nghiệm xây nhà – Tìm hiểu về bản thiết kế xây dựng nhà ở. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hồ sơ thiết kế xây dựng là gì?

  • Hồ sơ thiết kế nhà ở là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Căn cứ vào những bản vẽ đó để xây dựng nên ngôi nhà hoàn chỉnh.
  • Ngôn ngữ trong bản vẽ thiết kế là ngôn ngữ được sử dụng đồng loạt trên thế giới. Ngay cả khi không cùng chung tiếng nói, cũng có thể nhìn vào bản vẽ mà hiểu được hàm ý của nó.

Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà dùng để làm gì?

Mục đích của hồ sơ thiết kế đó là xây nhà. Thông qua bản vẽ các kỹ sư, kiến trúc sư biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, tính toán được diện tích xây dựng, xác định kích thước và bố trí ra sao…

Hồ sơ thiết kế bao gồm những gì?

Bảng tóm tắt hồ sơ thiết kế xây dựng nhà gồm các hạng mục sau đây:

STT  DANH MỤC HỒ SƠ  MÔ TẢ NỘI DUNG HỒ SƠ 
1. Hồ sơ xin phép xây dựng – Đầy đủ hồ sơ xin phép xây dựng theo quy định
2. Hồ sơ phối cảnh – Phối cảnh 3D mặt tiền
3. Hồ sơ kiến trúc – Mặt bằng kỹ thuật các tầng– Các mặt đứng triển khai

– Các mặt cắt kỹ thuật thi công

– Mặt bằng trần giả

– Mặt bằng lát sàn, mặt bằng bố trí đồ nội thất

4. Hồ sơ nội thất – Trang trí nội thất, ánh sáng, vật liệu, màu sắc toàn nhà, vách đá trang trí, đồ gỗ furniture…– Triển khai chi tiết các thiết bị nội thất.

– Triển khai các chi tiết trang trí tường, vườn cảnh..

5. Hồ sơ chi tiết cấu tạo – Chi tiết thiết kế cầu thang, ban công, vệ sinh, cửa và các chi tiết khác của công trình…
6. Hồ sơ kết cấu – Phần ngầm: cọc, móng, dầm, giằng hầm tự hoại, bể nước…– Mặt bằng dầm sàn, cột các tầng

– Chi tiết cầu thang, chi tiết cột, chi tiết dầm, chi tiết mái

– Các bảng thống kê thép

7. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật M&E – Thiết kế điện công trình– Cấp thoát nước công trình

– Hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống chống sét

8. Phần thiết kế cảnh quan sân vườn – Thiết kế cổng tường rào, hệ thống hạ tầng kỹ thuật– Sân đường đi dạo, giao thông nội bộ
9. Dự toán chi tiết và tổng dự toán xây dựng – Bóc tách, liệt kê khối lượng, đơn giá, thành tiền các hạng mục thi công công trình
10. Giám sát tác giả – Đảm bảo xem xét việc thi công xây lắp đúng thiết kế– Giúp chủ đầu tư lựa chọn vật liệu và thiết bị nội thất

Vì sao trước khi xây nhà phải nên cần có bản thiết kế xây dựng?

Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thiết kế xây dựng sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn khách quan về ngôi nhà trong tương lai. Thiết kế một bộ hồ sơ trước khi bắt tay vào xây dựng là hoàn toàn có lợi.

  • Thứ nhất: Đem lại sự an tâm, tin tưởng
  • Thứ hai: Có được tiếng nói chung
  • Thứ ba: Đảm bảo được chi phí dự toán

Vì sao trước khi xây dụng phải có giấy phép xây dựng?

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư (chủ nhà) để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình (nhà ở). Để được phép xây dựng, quý khách cần phải xin giấy phép xây dựng. Thông thường thời gian cấp phép xây dựng là từ 10 ngày đến 20 ngày làm việc (nếu bạn đảm bảo đầy đủ các giấy tờ xin phép xây dựng).

1. Quy trình xin phép xây dựng

– Bước 1: Lập hồ sơ xin phép xây dựng

– Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng

– Bước 3: Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng ghi biên nhận và hẹn ngày khảo sát
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng hướng dẫn bổ sung hồ sơ, thực hiện lại bước 1.

– Bước 4: Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.

– Bước 5: Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng

– Đơn theo mẫu: 01 bản chính

– Giấy CNQSHNỞ và QSDĐỞ hoặc giấy CNQSDĐ (Kèm theo bản vẽ hiện trạng): 01 bản sao có thị thực.

– Bản vẽ thiết kế: 02 bản chính

Mỗi bộ bản vẽ bao gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất;
  • Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực).