QUY TRÌNH – KINH NGHIỆM THI CÔNG SÀN MÁI TIẾT KIỆM ĐẾN 100 TRIỆU

Để có được những bộ phận của một công trình được hoàn hảo, thì tất nhiên kinh nghiệm trong quá trình thi công cũng như kỹ thuật bắt buộc phải đúng đắn và hợp lý. Để giúp các bạn có thêm những tài liệu tham khảo, bài viết dưới đây Nice Design sẽ trình bày quy trình – kinh nghiệm thi công Sàn Mái tiết kiệm đến 100 triệu.

Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn mái

  • Chuẩn bị nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình đổ bê tông
  • Tính toán thời gian đổ bê tông.
  • Tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông
  • Đảm bảo về mặt an toàn khi đổ bê tông trên độ cao mái
  • Dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép.

Quy trình thi công Sàn Mái đúng kỹ thuật

1. Thi công Sàn Mái toàn khối

– Mái toàn khối là hệ kết cấu được sử dụng rộng rãi vì có khả năng chống thấm cao, tạo độ cứng và không gian lớn cho công trình.

– Cấu tạo của sàn mái gần giống như cấu tạo của sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chống thấm, chịu được nắng mưa… Các lớp cấu tạo của mái khác với các lớp cấu tạo của Sàn.

– Quy trình đổ bê tông Sàn Mái cũng tương tự như quy trình đổ bê tông Sàn. Trong trường hợp đổ bê tông vào mùa hè, khi nhiệt độ trên 30 độ C, bê tông phải được đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông.

– Thành phần bê tông đổ Sàn Mái cần tăng thêm lượng cát và giảm đá dăm so với bê tông đổ Sàn nhà thông thường để dễ đổ vào Dầm và đầm hơn. Bê tông Sàn Mái yêu cầu có độ chặt cao sau khi Dầm (độ sụt từ 4 – 5cm) để có khả năng chịu khí hậu tốt hơn. Cấp phối bê tông Mac 200 theo tỷ lệ Xi măng: 350kg, Cát: 0,5m3, Đá dăm: 1×2:0.8m3, Nước: 200lít.

– Sau khi đổ bê tông Sàn Mái, đầm và gạt mặt xong:

  • Chờ cho bê tông bay hơi nước bớt và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi dùng ngon tay ấn lên mặt bê tông nếu thấy vết lõm ướt thì bê tông vẫn có thể đầm được, còn nếu bê tông lõm khô thì bê tông đó đã se lại là không đầm thêm được nữa (Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời mát hơn có thể đến 4 giờ).
  • Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt của bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10 – 15%.
  • Trong trường hợp có nước nổi trên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng.

– Mặt Sàn Mái được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 – 2m. Yêu cầu khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ bê tông cách Sàn Mái cách Dầm chính khoảng 1m thì tiến hành thi công đổ bê tông Dầm chính. Đổ bê tông vào Dầm cách mặt trên cốp pha Sàn từ 5 – 10cm thì tiếp tục đổ bê tông Sàn Mái. Sử dụng đầm dùi để dùi chặt bê tông dính kết với nhau.

– Với trường hợp sàn mái nghiêng, cần lưu ý đổ đúng tiến độ và dùng các phương tiện máy móc đầm dùi, có biện pháp để tránh bê tông đổ bị tràn sang phần mái có độ nghiêng thấp hơn.

2. Yêu cầu chống thấm

– Đặc điểm của Sàn Mái chịu rất nhiều các tác động trực tiếp từ môi trường tự nhiên, nhiệt độ, nắng, gió… nên Sàn Mái là vị trí rất dễ bị nứt do sốc nhiệt nắng, mưa… và gây thấm cho ngôi nhà. Vì vậy, chống thấm cho Sàn Mái là một trong những bước hoàn thiện tối ưu quan trọng.

– Đối với các công trình nhà dân dụng, phần Mái sau khi đổ bê tông có thể được lợp thêm ngói, hoặc tôn có tác dụng vừa tạo nên thẩm mỹ cho ngôi nhà, vừa chống thấm hiệu quả, giảm tác dụng của điều kiện môi trường tới Mái bê tông.